[ad_1]
Nội dung bài viết:
- 7 loại ngân hàng phổ biến
- Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
- Công thức tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn
- Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ gốc
- Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần
- Công cụ hỗ trợ tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất
7 loại lãi suất ngân hàng phổ biến
Để tìm hiểu về cách tính lãi suất, trước tiên bạn cần nắm rõ về các loại lãi suất ngân hàng hiện nay.
- Lãi suất cho vay
- Lãi suất tiết kiệm
- Lãi suất tín dụng
- Lãi suất chiết khấu ngân hàng
- Lãi suất thả nổi
- Lãi suất liên ngân hàng
- Lãi suất cơ bản
Trong đó, lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiền tiết kiệm là có công thức tính hoặc công cụ tính toán online để khách hàng chủ động ước lượng khoản tiền lãi, tiền cần trả,…Các loại lãi suất còn lại được ngân hàng quy định tùy từng thời điểm.
Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu thêm về chính sách mà ngân hàng bạn sử dụng dịch vụ, đồng thời luôn cập nhật lãi suất ngân hàng mới nhất hàng tháng.
Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
Với hình thức gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, bạn có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng. Điều này giúp bạn chủ động về tài chính nhưng bù lại, mức lãi suất cho khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thường thấp nhất, chỉ dưới 1%/năm.
Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ:
Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND không kỳ hạn tại Ngân hàng có mức lãi suất là 1.5%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 6 tháng. Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = Tiền gửi x 1.5%/360 x 180 ( 6 tháng = 30 x 6=180 ngày)
= 50,000,000 x 1.5%/360 x 180 = 375,000 VNĐ
Vậy, bạn gửi 50,000,000 VNĐ với hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, sau 06 tháng bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 375,000 VND.
Công thức tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn
Khi gửi lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn thì sau một khoảng thời gian nhất định bạn mới có thể rút được khoảng tiền gửi đó. số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu ( gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…).
Ưu điểm của hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là mức lãi suất luôn cao hơn so với khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:
- Cách tính lãi suất theo ngày:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
- Cách tính lãi suất theo tháng:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ:
Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, bạn có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 7% = 50,000,000 x 7% = 3,500,000 VNĐ
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi x 7%/360 x 180
= 50,000,000 x 7%/360 x 180 = 1,750,000 VNĐ
Hiểu rõ cách tính lãi suất ngân hàng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm giúp bạn chủ động chọn kỳ hạn và dịch vụ phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân. Ảnh: ShutterStock.
Cách tính lãi vay ngân hàng trả trên dư nợ gốc
Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.
Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay
Ví dụ :
Anh A vay 2 tỷ đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm.
Số tiền gốc phải trả ngân hàng hàng tháng là: 2 tỷ/12 tháng = 166,7 triệu đồng
Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: (2 tỷ x 12%)/12 tháng = 20 triệu đồng
Số tiền phải trả hằng tháng là 186,7 triệu đồng
Cách tính lãi vay ngân hàng trả trên dư nợ giảm dần
Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.
Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:
Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay
Ví dụ: B vay 3 tỷ đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm
Tiền gốc trả hằng tháng = 3 tỷ/12 = 250 triệu
Tiền lãi tháng đầu = (3 tỷ x 12%)/12 = 30 triệu đồng
Tiền lãi tháng thứ 2 = (3 tỷ – 30 triệu) x 12%/12 = 29,7 triệu đồng
Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.
OneHousing cung cấp công cụ tính khoản vay mua nhà online giúp bạn nhanh chóng ước tính khoản tiền cần trả mỗi tháng. Ảnh: Shutter Stock.
Công cụ hỗ trợ tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất
Bạn có thể sử dụng công cụ ước tính khoản vay mua nhà và khoản thanh toán hằng tháng của OneHousing tại: https://onehousing.vn/cong-cu/cong-cu-vay
Một số lưu ý cho bạn khi sử dụng các công cụ hỗ trợ:
- Các công cụ chỉ cung cấp một bức tranh cơ bản để bạn hình dung về khả năng mua nhà với vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Kết quả từ các công cụ chỉ mang tính tham khảo. Con số thực tế sẽ tùy thuộc vào việc bạn chọn dự án nào, chính sách bán hàng, chiết khấu và ưu đãi hỗ trợ lãi suất của chủ đầu tư quy định thực tế.
- Sau khi hình dung khả năng thanh toán và vay, bạn nên trao đổi cụ thể với chuyên viên tư vấn bất động sản và chuyên viên tư vấn tín dụng ngân hàng phụ trách dự án bạn quan tâm để có bảng tính cụ thể.
- Mức lãi suất sẽ được ngân hàng quy định cụ thể vào thời điểm bạn tạo lập và được phê duyệt khoản vay.
- Hầu hết các ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất vay thả nổi sau một thời gian nhất định. Khi vay mua nhà, bạn cần trao đổi cặn kẽ về lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong các giai đoạn tiếp theo nhằm hoạch định tài chính phù hợp cho tương lai.
[ad_2]
https://onehousing.vn/thong-tin-va-doi-song/cach-tinh-lai-suat-ngan-hang-co-ban-va-de-hieu-nhat