[ad_1]
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu, Chủ tịch HĐQT GP Invest, cho rằng Nghị định 08 nhằm cứu thị trường khỏi sự sụp đổ chứ chưa thể cứu được toàn bộ thị trường trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư. Khó khăn của thị trường bất động sản sẽ còn kéo dài tới năm 2024.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu, Chủ tịch HĐQT GP Invest dự báo, khó khăn của thị trường bất động sản sẽ còn kéo dài đến năm 2024.
Từ tháng 6.2022, sự sa sút của các doanh nghiệp bất động sản đã khiến doanh nghiệp nhà thầu cũng lâm vào cảnh khó khăn.
Tình trạng này, theo Chủ tịch GP. Invest có ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, lượng trái phiếu đến đúng hạn trả nợ vào năm 2022 – 2023 là rất lớn, trong khi niềm tin vào thị trường thời gian qua bị sụt giảm nghiêm trọng.
Ông Hiệp cho rằng Nghị định 08 nhằm cứu thị trường khỏi sự sụp đổ chứ chưa thể cứu được toàn bộ thị trường trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư.
Do đó, vị này kiến nghị, để phát hành trái phiếu thì phải tính đến room phát hành, cũng như sức khỏe của doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp cần phải biết lượng sức mình, nếu sức có thể gánh được 60kg thì chỉ cần cần gánh 40kg thôi mới có thể đi được đường dài. Đặc biệt với những khó khăn trên thị trường, doanh nghiệp cần phải tự cứu mình là tiết giảm lại kênh đầu tư, mức đầu tư sao cho phù hợp với sức khỏe của mình”, ông Hiệp cho hay.
Nguyên nhân thứ hai, theo lãnh đạo GP. Invest, tín dụng ngân hàng vào bất động sản hiện nay đã sụt giảm rất nhiều so với trước đây, bởi đã có những cảnh báo từ ngân hàng và thị trường. Do đó doanh nghiệp sẽ cân nhắc để vay tín dụng, thậm chí còn sợ vay.
Thứ ba, về pháp lý, dự thảo sửa đổi 3 luật tới đây không biết sẽ “cởi” hay “trói” lại doanh nghiệp.
“Do đó, chúng tôi dự báo khó khăn của thị trường bất động sản sẽ còn kéo dài tới năm 2024”, ông Hiệp nhận định.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, dường như trong những năm qua, mọi cánh cửa về vốn đều mở ra, trong khi hiện tại, tất cả đang gần như đóng lại.
Đưa ra giải pháp dài hạn trong bối cảnh hiện nay, ông Lộc cho rằng, sẽ cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các công tác cải cách thể chế. Còn về giải pháp ngắn hạn, cần quan tâm sát sao hơn nữa và đồng bộ trong hành động thực hiện.
“Những năm qua, dòng tiền đã quá dễ dãi khi dễ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Chúng ta đã hơi coi nhẹ vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro pháp lý. Cho nên đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu”, ông Lộc đánh giá.
Riêng về pháp lý, vị này nhấn mạnh không có chuyện thương lượng, mà phải đảm bảo tính chắc chắn. “Tôi đề nghị rà soát toàn bộ các dự án đang thực hiện hiện nay để tìm ra được những dự án tốt. Rất nhiều dự án bị đình trệ hiện nay là do sự chậm trễ của các chính quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính”, ông Lộc nêu quan điểm.
Song song với đó, theo ông Lộc, cần thúc đẩy các ngân hàng thảo luận giãn nợ. Nếu có vướng mắc với đơn vị thầu, thi công thì khuyến khích mua lại dự án đảm bảo pháp lý, nhưng phải đi kèm điều kiện các nhà thầu có đủ điều kiện và mong muốn hợp tác.
[ad_2]
Source link