Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
Trang chủTIN TỨCCây xanh cho căn hộ: 4 nguyên tắc vàng và 5 loại...

Cây xanh cho căn hộ: 4 nguyên tắc vàng và 5 loại cây độc cần tránh

Rate this post

[ad_1]

Hiện nay, việc trang trí căn phòng bằng các loại cây cảnh đang là một xu hướng rất phổ biến. Cây cối không chỉ giúp thanh lọc không khí, làm mát không gian mà còn đem lại những xúc cảm đáng yêu bởi vẻ đẹp của chúng, đồng thời mang theo những ý nghĩa phong thủy tích cực. Song có những nguyên tắc cơ bản mà các chuyên gia khuyên bạn nên lưu ý khi chọn lựa cây xanh cho căn hộ.

Nguyên tắc số 1: Nhiều không đồng nghĩa với tốt 

Cây xanh là sự bổ sung rất tốt cho không gian nội thất khi nó giúp tăng cường oxy và thanh lọc không khí. Song nếu bạn lạm dụng cây xanh trong phòng thì lại chẳng còn tốt nữa. Quá nhiều cây sẽ khiến không khí ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi và côn trùng phát triển. 

Vào ban đêm, hầu hết các loại cây lại hấp thụ oxy và nhả CO2 – điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Việc bố trí mật độ cây xanh quá dày cũng ngăn bớt ánh sáng vào phòng và việc này theo quan niệm của phong thủy là khiến suy giảm dương khí, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ.

Nguyên tắc số 2: Chọn cây phải hợp điều kiện chăm sóc

Mặc dù khí hậu chung của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, song mỗi miền Bắc Trung Nam lại có một kiểu khí hậu khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi căn nhà tùy theo hướng cửa và thiết kế không gian sẽ có bầu không khí khác nhau. Nếu bạn nhiều bóng râm, ít ánh nắng và không có nhiều cửa sổ, thì những loại cây ưa nắng không phù hợp trồng trong nhà, và ngược lại. 

Do đó, chọn loại cây nào phải dựa vào khí hậu thực tế của mỗi vùng miền, mỗi căn nhà mà chọn loại cây phù hợp. Ngoài ra, còn phải tính đến yếu tố con người. Ở đây cụ thể là khả năng chăm sóc cây của mỗi gia đình. Nếu bạn là người bận rộn, không thể dành nhiều thời gian cho cây cối, thì những loại cây dễ trồng nên được ưu tiên hàng đầu.

Nguyên tắc số 3: Chọn cây phải hợp mệnh với gia chủ

Đây là nguyên tắc quan trọng hoặc ít quan trọng thì tùy vào quan điểm của mỗi người. Nhưng như chúng tôi từng đề cập trong nhiều bài viết, nếu đã có niềm tin tâm linh, thì hẳn bạn nằm lòng câu thành ngữ của người xưa” “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Có nhiều nguyên tắc về phong thủy đối với việc bài trí cây xanh trong nhà, chẳng hạn như tránh cây có gai nhọn, không để trước cửa nhà, đặt cây che các góc nhọn…. Làm theo được tất cả những điều đó, thực sự không dễ. Nhưng có một lựa chọn phổ quát hơn, đó là chọn cây theo mệnh của gia chủ.

  • Người mệnh Mộc sẽ hợp với các cây thuộc hành Mộc (ví dụ kim ngân, ngũ gia bì…), hành Thủy (cây kim tiền, cây vạn niên thanh, trúc bách hợp…) và tránh các cây có hoa trắng vì màu trắng thuộc hành Kim, khắc với Mộc.
  • Người mệnh Hỏa sẽ hợp với các cây thuộc hành Mộc, hành Hỏa (ví dụ cây đại đế đỏ, cây chuối hoàng yến, cây sa nhân, cây phú quý, cây vạn lộc…) và tránh màu đen vì đây là màu của hành Thủy
  • Người mệnh Kim sẽ hợp với các cây thuộc hành Thổ (cau vàng, lan hồ điệp vàng, trầu bà đế vương, thiết mộc lan vàng, cây lưỡi hổ viền vàng…) và hành Kim (lan tuyết, bạch thủy tiên đuôi công, ngọc ngân…).
  • Người mệnh Thổ sẽ hợp với các cây thuộc hành Hỏa (ccây đại đế đỏ, cây chuối hoàng yến, cây sa nhân, cây phú quý, cây vạn lộc…) và hành Thổ (cau vàng, lan hồ điệp vàng, trầu bà đế vương, thiết mộc lan vàng, cây lưỡi hổ viền vàng……)
  • Người mệnh Thủy sẽ hợp với các cây thuộc hành Thủy (cây kim tiền, cây vạn niên thanh, trúc bách hợp…) và hành Kim (lan tuyết, bạch thủy tiên đuôi công, ngọc ngân…)

Nguyên tắc số 4: Không được chọn các loại cây có hại cho sức khỏe gia đình. Có nhiều loại cây rất đẹp, có ý nghĩa phong thủy tốt song lại mang theo độc chất cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Dưới đây là 4 loại cây dưới đây mà các bạn cần tránh tuyệt đối, hoặc phải hết sức cân nhắc khi mang theo vào căn phòng của mình.

Cây trúc đào

Đây là loại cây đầu bảng cần tránh trồng trong nhà. Cây trúc đào có tên khoa học Nerium oleander, hoa đẹp sặc sỡ, chịu khô hạn và giá lạnh tốt. Loại cây từng được không ít người chọn trồng làm cảnh trong nhà hoặc ở sân vườn. Nhưng trên thực tế cây trúc đào rất độc. Theo các chuyên gia Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì tất cả các bộ phận của cây trúc đào đều chứa chất nhựa màu trắng ngà có độc tố rất nguy hiểm.

Chất độc này nếu vào trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa dữ dội, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, nặng hơn thì bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, hôn mê và trụy tim. Chỉ cần ăn từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn sẽ gặp nguy hiểm tính mạng còn trẻ nhỏ nếu không may ăn một chiếc lá trúc đào cũng có thể tử vong. Nhựa trúc đào dính vào da sẽ gây viêm tấy, bỏng rát; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt. Thậm chí, hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng ngộ độc.

Lời khuyên của Onehousing là các bạn nên tránh tuyệt đối trồng cây trúc đào, cả trong nhà lẫn ngoài sân. Bởi không chỉ con người mà thú cưng nếu nuốt phải nhựa trúc đào cũng nguy hiểm. Các chuyên gia của cho biết, không ít trường hợp trâu, bò, ngựa đã chết vì ăn lá trúc đào. Còn theo y văn phương Tây, từng có những người lính tại Pháp chết vì ăn thịt nướng có que xiên được làm từ cành trúc đào.

 Cây đỗ quyên

Cũng giống như trúc đào, đỗ quyên (tên khoa học: Rhododendron occidentale) là một loại cây cho hoa đẹp rực rỡ nên được nhiều người trồng trong nhà. Loại cây này có tác dụng thanh lọc không khí và theo quan theo quan điểm phong thủy, nó còn tượng trưng cho tình nghĩa son sắc, thủy chung và mang lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, cũng như trúc đào, cây đỗ quyên rất độc.

Theo các chuyên gia, tất cả các bộ phận của loại cây đỗ quyên đều chứa 2 loại độc tố có tên là andromedotoxin và ericolin. Chỉ cần một lượng nhỏ từ 100-200 gam lá đỗ quyên có thể gây ngộ độc nặng cho trẻ em. Người lớn nếu ăn phải lá đỗ quyên sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, khó thở, giảm nhịp tim, hạ huyết áp.

Tất nhiên, không ai bỗng dưng hái lá đỗ quyên để… ăn. Nhưng với các gia đình cho trẻ nhỏ, trồng đỗ quyên trong nhà không phải lựa chọn sáng suốt. Lời khuyên của Onehousing trong trường hợp này vẫn là tránh xa cây đỗ quyên. Còn nhiều loại cây khác cũng có hoa đẹp, cũng mang nhiều ý nghĩa phong thủy tương tự mà không độc như đỗ quyên, để các bạn lựa chọn.

 Cây xương rồng

Theo một số người bán cây cảnh, cây xương rồng có tác dụng trừ tà nhờ những chiếc gai sắc nhọn, và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt. Nhưng đấy có lẽ chỉ là góc nhìn để… bán được hàng. Trên thực tế, cũng giống với cây mít, loại cây mà các nhà phong thủy khuyên không nên trồng trước cửa, các gai nhọn trên thân xương rồng sẽ tạo ra sát khí cao, đem lại ra năng lượng xấu cho căn nhà, ảnh hưởng tới con đường tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ.

Nếu cây xương rồng đặt ở phòng khách và phòng ăn, là những nơi sum họp, thì không có lợi cho hòa khí gia đình. Trong phòng ngủ càng kiêng không nên đặt cây xương rồng, vì đây là loại cây tượng trưng cho sự sinh sản kém. Các nhà phong thủy khuyên không được dùng cây làm quà tặng mừng thăng chức hoặc hỉ sự, bởi điều đó ngụ ý rằng người được nhận sẽ gặp xui xẻo, chông gai.

Nhưng bên cạnh ý nghĩa tiêu cực về phong thủy thì hầu hết các loại cây xương rồng còn chứa chất độc. Chẳng hạn nhựa của cây xương rồng ba cạnh hoặc cây xương rồng bát tiên nếu dính vào da và niêm mạc sẽ gây bỏng rát, phồng rộp, nếu dính vào mắt có thể gây mù lòa. Còn nếu lỡ uống phải nhựa xương rồng sẽ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… Nói chung, đây cũng là loại cây cần tránh trồng trong nhà.

Cây hoa ly lửa

Khoảng 4-5 năm gần đây, thị trường cây cảnh Việt Nam đón nhận một loại hoa mới mang tên “Ly lửa Nhật Bản”. Hoa có màu đỏ, cánh mỏng manh, uốn cong như một ngọn lửa đang cháy và thường được người bán quảng cáo là nhập về từ Nhật Bản. Do vẻ đẹp độc đáo, loại cây này rất được ưa chuộng để bày ở phòng khách trong những dịp lễ Tết. Nhưng đây cũng là loại cây kịch độc, cần tuyệt đối tránh mang vào nhà hoặc để gần trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia từ Viện Dược liệu (Bộ y tế) thì hoa ly lửa thực chất chính là cây ngót nghẻo hay cây ngọt nghẽo, cây tỏi độc có tên khoa học là Gloriosa superba L thuộc họ bả chó, họ tỏi độc. Cây này vốn mọc nhiều ở các địa phương miền Trung nước ta như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận….

Đúng như tên của cái họ bả chó, tất cả các thành phần của cây ngót nghẻo, đặc biệt là rễ củ, đều chứa chất kịch độc có thể giết chết người và động vật. Theo các bác sĩ, nếu để độc chất từ hoa ly lửa xâm nhập cơ thể, nạn nhân sẽ buồn nôn, tê bì và ngứa ran xung quanh miệng, rát cổ họng, đau bụng và tiêu chảy ra máu dẫn tới mất nước. Khi chất độc tiến triển trong cơ thể sẽ khiến tiêu cơ vân, tắc ruột, suy hô hấp, hạ huyết áp, rối loạn đông máu, đái ra máu, co giật, hôn mê và tổn thương đa thần kinh.

Cây hồng môn

Đây là loại cây mà chúng tôi cho rằng các bạn nên thận trọng khi trồng trong nhà, chứ không phải tránh tuyệt đối như đối với những cây độc phía trên. Cây hồng môn tên khoa học là Anthurium andraeanum, còn gọi là cây cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn, cũng rất được ưa trồng vì hoa đẹp, ra hoa quanh năm, dễ chăm và có tuổi thọ rất cao.

Hồng môn cũng là một loài cây có công dụng thanh lọc không khí trong phòng. Theo các nhà khoa học của NASA, cây hồng môn có thể giúp loại bỏ các loại khí độc như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí. Về mặt phong thủy, cây hồng môn được cho rằng sẽ đem lại may mắn, thu hút tài lộc và mang thuận lợi đến với gia chủ. Cây rất hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

Nhưng hồng môn cũng có độc. Toàn thân của cây chứa chất Saponin và tinh thể Calcium oxalate. Nếu nuốt phải bất kỳ bộ phận nào của cây hồng môn cũng sẽ bị bỏng rát họng, đau rát dạ dày và ruột. Chà xát lá và hoa của cây hồng môn vào da có thể gây rộp. Tuy nhiên, chất độc ở cây hồng môn không nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, lời khuyên của Onehousing là nếu vẫn muốn trồng loại cây này trong nhà, bạn hãy lưu ý để xa tầm với của trẻ nhỏ hoặc thú cưng.

[ad_2]

https://onehousing.vn/thong-tin-va-doi-song/cay-xanh-cho-can-ho-4-nguyen-tac-vang-va-5-loai-cay-doc-can-tranh

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments