[ad_1]
Nhiều người giàu có sở thích sưu tầm hàng hiệu từ túi xách, xe sang cho đến bất động sản hàng hiệu như một khoản đầu tư sinh lời cho tương lai.
Ng Shubing, Singapore bắt đầu hành trình sưu tầm túi hàng hiệu sau khi được chồng tặng chiếc túi Chanel Classic Flap. Hiện tại, họ sở hữu 70 chiếc túi hiệu, trong đó có hơn 40 túi của Chanel.
Chia sẻ với CNA, Ng và chồng cho biết túi xách hàng hiệu với họ là bộ sưu tập có giá trị vượt thời gian, trở thành món tài sản truyền lại cho những cô con gái giống như mua vàng.
Vợ chồng Chan bên những chiếc túi hàng hiệu họ sưu tầm. Ảnh: Aik Chen
Người giàu mạnh tay chi tiền cho hàng hiệu
Không chỉ cặp vợ chồng doanh nhân người Singapore, giới siêu giàu trên thế giới đang ngày càng ưa chuộng việc sưu tầm các sản phẩm hàng hiệu để tích sản hoặc truyền lại cho con cái. Thậm chí, theo tiết lộ của giới truyền thông, mức độ xa xỉ cho những bộ sưu tập này ngày càng gia tăng cho thấy độ chịu chi của nhóm người giàu.
Điển hình như 7.000 siêu xe với tổng giá trị gần 5 tỷ USD của Quốc vương Brunei – Hassanal Bolkiah, hơn 400 túi hiệu và bộ sưu tập xe sang của tỷ phú – người mẫu Kylie Jenner hay bộ sưu tập bất động sản gồm cả một hòn đảo tại Hawaii của “ông trùm” Tập đoàn phần mềm Oracle – Larry Ellison.
Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng hiệu cho biết sản phẩm xa xỉ là một khoản đầu tư lý tưởng bởi chúng giữ được giá trị theo thời gian và có thể bán lại giá trị cao hơn. Riêng sản phẩm túi xách xa xỉ đã tăng giá trị 7% trong 12 tháng, theo Knight Frank Luxury 2021.
Xu hướng sắm hàng hiệu như một kênh tích lũy tài sản hoặc truyền lại cho thế hệ sau cũng đang gia tăng thời gian gần đây tại Việt Nam trong bối cảnh lượng người có tài sản trên 30 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) sẽ vượt mốc 1.500 vào năm 2026, theo Báo cáo Thịnh vượng 2022 (Wealth Report) của Knight Frank.
Sưu tập hàng hiệu để tích sản
Chị Kiều Anh (TP HCM), một doanh nhân ngành thẩm mỹ, chia sẻ chị có sở thích sưu tập túi xách, đồng hồ thương hiệu xa xỉ trong khoảng chục năm nay. Đặc biệt sau khi hai cô con gái ra đời, chị càng mạnh tay chi tiền mua nhiều sản phẩm hơn, đồng thời mở rộng danh mục sang bất động sản hàng hiệu.
“Tôi xem những sản phẩm hàng hiệu là món tài sản tích lũy có thể sinh lời dành cho các con sau này. Giá trị của chúng sẽ ngày càng tăng theo thời gian”, chị Kiều Anh cho hay.
Một showroom hàng hiệu
Bất động sản hàng hiệu là một trong những sản phẩm hàng hiệu đang được nhiều người giàu săn đón, thậm chí là sưu tầm.
Bà Nguyễn Ngọc Thùy Anh, Giám đốc kinh doanh Rever cho biết, sở hữu bất động sản hàng hiệu giống như việc sở hữu một chiếc túi Hermes, nó không chỉ là một cái túi mà cũng là một suất đầu tư, càng để lâu qua nhiều đời càng tăng giá hơn.
Bất động sản hàng hiệu – kênh tích sản mới tại Việt Nam
Grand Marina, Saigon – dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên của Marriott tại Việt Nam cũng đang thu hút một số lượng khách hàng đầu tư với nhu cầu tích sản.
Chuyến đi trải nghiệm phong cách sống hàng hiệu của Grand Marina, Saigon tại Bangkok vừa qua là dịp để nhiều khách hàng trải lòng về nhu cầu của họ với các căn hộ hàng hiệu tại dự án.
Anh Đạt (TP.HCM) chia sẻ: “Với tôi, sở hữu một căn hộ hàng hiệu tại Grand Marina, Saigon là cơ hội tích sản, một kênh để ‘cất tiền’ vì sự độc đáo của dự án, cũng như giá trị thương hiệu Marriott nổi tiếng.”
Anh Phú (Hà Nội), một khách hàng khác của Grand Marina, Saigon cho biết quyết định mua của anh xuất phát từ con cái: “Tôi tin rằng các cháu sẽ thích sống ở những nơi như vậy bởi đem đến trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc”.
Ông Gibran Bukhari, Giám đốc khối Kinh doanh, Masterise Homes nhận định bất động sản hàng hiệu tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam, song được kỳ vọng có nhiều dư địa phát triển do đáp ứng nhu cầu sưu tập để tích sản hoặc truyền lại cho con của giới thượng lưu.
“Không chỉ sở hữu không gian sống, mỗi chủ nhân còn sở hữu một tác phẩm nghệ thuật với giá trị gia tăng theo thời gian cũng như các bộ sưu tập hàng hiệu quý hiếm khác”, ông cho hay.
[ad_2]
Source link