[ad_1]
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm nay có khoảng 200.000 giao dịch đất nền trên các tỉnh thành, vượt mặt con số 170.000 giao dịch của cả năm 2021.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ khoảng 50.000 giao dịch; đất nền khoảng 200.000 giao dịch, tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, cả năm 2021 có khoảng 110.000 giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ tại các dự án (gần tương đương lượng giao dịch năm 2020 là khoảng 115.000 giao dịch). Nhưng lượng giao dịch đất nền tăng mạnh với khoảng 170.000 giao dịch được thực hiện.
Ảnh minh họa
Trong 6 tháng đầu năm 2022, nguồn cung nhà ở hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao. Theo đó, các phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ, đất nền hầu như không phát sinh lượng hàng tồn kho.
Trong báo cáo mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, diễn biến trên cho thấy thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường”, lệch về phân khúc đất nền với số lượng giao dịch đất nền cao hơn 1,54 lần so với giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm 2022.
So với năm 2017 – thời điểm đỉnh cao của thị trường bất động sản TP.HCM với 42.991 căn nhà đưa ra thị trường thì trong những năm gần đây đã xuất hiện tình trạng “lệch pha” cung cầu. Sự sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, thể hiện qua số lượng nhà ở đưa ra thị trường.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022 nguồn cung nhà ở trên địa bàn TP.HCM chỉ có 9.456 căn nhà, bằng 44% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Đáng chú ý, trong cơ cấu nguồn cung, phân khúc nhà ở cao cấp ngày càng chiếm thế thượng phong. Nếu như năm 2017 phân khúc nhà ở cao cấp chỉ chiếm 25,5% tổng nguồn cung thì đến năm 2021 con số này là 72%. Bước sang nửa đầu năm 2022, chỉ có nhà ở cao cấp và nhà ở trung cấp, thị trường không còn nhà ở bình dân.
Cũng theo HoREA, trong nửa năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại TP.HCM là ngành duy nhất tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 202. Từ cuối quý 2/2022, thị trường bất động sản có dấu hiệu giảm tốc, phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.
Lượng căn hộ giao dịch sụt giảm có làm “chao đảo” thị trường trong năm 2019
[ad_2]
Source link