Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
Trang chủTIN TỨCMong khó khăn của thị trường bất động sản trở thành nội...

Mong khó khăn của thị trường bất động sản trở thành nội dung của kỳ họp bất thường

Rate this post

Mong khó khăn của thị trường bất động sản trở thành nội dung của kỳ họp bất thường

Chủ tịch Lê Hoàng Châu của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM gửi kiến nghị tới Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Phát biểu tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 chiều ngày 17/12, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã gửi tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề xuất bổ sung nội dung của kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.





.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) phát biểu tại DIễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Thủ tướng và Phó chủ tịch Nguyễn Đức Hải là 2 đồng chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức.

“Chúng tôi rất mong khó khăn của thị trường bất động sản trở thành nội dung thứ 6 của kỳ họp bất thường lần này”, ông Châu kiến nghị.

Cụ thể, ông Châu đề cập đến 2 vấn đề của thị trường bất động sản mà Hiệp hội gửi gắm tới kỳ họp.

Một là, cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi dự án đã “có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Hai là, đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” (theo quy định tại điểm O khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/07/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14) để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn (tương tự như cơ chế của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ), bởi lẽ trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.

Cũng tại Diễn đàn, ông Châu kiến nghị Chính phủ sớm ban hành 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên Môi trường và thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để tháo gỡ ngay một số vướng mắc:

Trong thời gian chờ các Luật Đất đai (mới) và một số luật liên quan được ban hành và có hiệu lực thi hành thì cần thiết rà soát, sửa đổi một số quy định dưới luật theo hình thức một Nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị định và sửa đổi một số Thông tư liên quan để khắc phục ngay một số bất cập, vướng mắc nhưng phải bảo đảm phù hợp với luật hiện hành.

Trước mắt là Đề án “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và Đề án “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết hợp sửa đổi, bổ sung một số Nghị định liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Trước đó, trong Hội thảo chuyên đề về Lành mạnh hoá thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trong khuôn khổ Diễn đàn, ông Châu cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương “bơm” nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

“Hiệp hội rất hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nới “room” tín dụng thêm 1,5 – 2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 240.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế, các lĩnh vực ưu tiên và người dân trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão 2023”, ông Châu nói.

Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi, các dự án đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện và tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để tăng “niềm tin” và “lực cầu” trên thị trường trái phiếu.

Source link

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments