Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
Trang chủTIN TỨCNhà phố chật vật tìm khách thuê

Nhà phố chật vật tìm khách thuê

Rate this post

[ad_1]

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với sự thay đổi của thị trường đang khiến cho phân khúc nhà phố gặp nhiều khó khăn trong việc tìm khách thuê. Nhiều mặt bằng tại những vị trí vàng ở quận 1 và quận 3 vẫn bỏ trống dù nhịp sống đã trở lại bình thường mấy tháng nay.

Bỏ trống hàng tháng trời

Tại địa chỉ 144-146 Hai Bà Trưng (TP.HCM) là mặt bằng rộng 800m2 đang được đăng tin cho thuê với giá 420 triệu đồng/tháng. Tọa lạc tại vị trí đắc địa ngay ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Đình Chiểu, mặt bằng còn gây ấn tượng bởi kiến trúc khang trang và diện tích lớn.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, mặt bằng trên vẫn còn bỏ trống, với bên ngoài bị dán chi chít những biển quảng cáo, cho thuê.

Mặt bằng 2 mặt tiền bị bỏ trống nhiều tháng trời.

Một môi giới cho biết, trước đây, mặt bằng được một công ty kinh doanh thời trang thuê với mức giá 550 triệu đồng/tháng. Hiện nay, do thiếu vắng khách thuê nên chủ mặt bằng đang xin giấy phép xây dựng để thi công công trình mới trên lô đất.

Bên cạnh hạ giá, các chủ mặt bằng phải tìm nhiều cách để có thể tìm khách thuê, kể cả việc chia nhỏ mặt bằng theo nhu cầu của khách thuê.

Sau nhiều tháng treo bảng cho thuê, tòa nhà cao tầng tại số 211 Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) đã tìm được khách thuê tầng 1 với giá 200 triệu đồng/tháng. Hiện tại, mặt bằng vẫn đang trống tầng 2 và tầng 3, đang tìm khách thuê với giá 160 triệu đồng/tháng.

Chủ mặt bằng phải chia nhỏ tòa nhà để tìm khách thuê.

Theo thông tin từ môi giới, để có thể sử dụng toàn bộ 3 tầng mặt bằng này, khách chỉ cần bỏ ra số tiền 350 triệu đồng/tháng, thấp hơn rất nhiều so với mức giá 570 triệu đồng/tháng được đăng tải 3 tháng trước đây.

Bên cạnh việc mất doanh thu, một mặt bằng cho thuê khi để lâu thiếu người trông coi chăm sóc sẽ bị phá hoại, tô vẽ làm hạ giá trị bất động sản.

Một mặt bằng khác cũng đang được đăng tin cho thuê là tòa cao tầng nằm ở vị trí 141 đường Hai Bà Trưng (quận 3, TP.HCM).

Tòa nhà này cao 4 tầng, được chào thuê với giá 500 triệu đồng cho 2 tầng dưới và 400 triệu đồng cho tầng 3. Để sử dụng toàn bộ mặt bằng này, khách thuê phải bỏ ra 1,4 tỉ đồng/tháng.

Tòa nhà này có 2 mặt tiền, nằm kế cận hồ Con Rùa – nơi tập trung các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tới thời điểm này, tòa nhà trên vẫn chưa tìm được khách thuê. Bên ngoài tòa nhà cũng bị dán kín các biển quảng cáo do thiếu người trông coi, chăm sóc.

Vị môi giới đi cùng cho biết dù lâu nay không tìm được khách thuê, nhưng mặt bằng này vẫn treo giá cao ngất ngưởng vì chủ nhân tòa nhà là người khá giả nên chỉ tìm đối tác là những người có tài chính mạnh, các tập đoàn lớn thay vì các đơn vị kinh doanh nhỏ.

Chủ mặt bằng giữ giá cho thuê cao ngất ngưởn dù thời gian dài không tìm được khách thuê.

Ghi nhận thực tế cho thấy còn nhiều mặt bằng kinh doanh ở các tuyến đường đắc địa ở trung tâm TP.HCM như Nguyễn Trãi, Đồng Khởi, Ngô Đức Kế,…cũng đang được môi giới ráo riết đăng tải cho thuê trên các sàn giao dịch BĐS Online.

Nhu cầu thuê giảm

Anh Tâm (quận Tân Bình, TP.HCM), một môi giới lâu năm trong lĩnh vực cho thuê, cho biết kể từ khi dịch Covid-19 lắng xuống, lượng khách thuê mặt bằng vùng trung tâm giảm hẳn. Sự quan tâm đổ về các mặt bằng xa hơn như quận 2, quận 9 (TP. Thủ Đức), quận 7,… vì giá ở khu vực này rẻ hơn, mặt bằng cũng thoáng và lớn hơn.

Trao đổi với CafeLand, bà Võ Thị Phương Mai, Phó trưởng bộ phận dịch vụ cho thuê mặt bằng bán lẻ CBRE Việt Nam, lý giải nguyên nhân khiến nhà mặt phố giảm sức hút trong thời gian qua.

Theo bà Mai, lý do dễ nhận thấy nhất của sự giảm sút nhu cầu thuê nhà phố khu trung tâm là giá thuê còn khá cao. Nếu không phải là thương hiệu cao cấp, xa xỉ thì khó có thể thuê để kinh doanh mang lại mức hòa vốn.

“Giá chào thuê ở một số nơi không giảm, mà thậm chí còn tăng”, bà Phương Mai cho biết.

Hiện nay, cân bằng chi phí là một bài toàn khó cho tất cả doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế vừa phục hồi sau Covid lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của căng thẳng Nga-Ukraine. Nếu doanh số bán lẻ không thể bù lỗ thì khách thuê khó lòng duy trì mặt bằng trung tâm với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.


Võ Thị Phương Mai, Phó trưởng bộ phận dịch vụ cho thuê mặt bằng bán lẻ CBRE Việt Nam.

“Thời điểm hiện tại, doanh số bán lẻ bị ảnh hưởng do lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, hoạt động cung ứng chậm do logistic bị ảnh hưởng từ các chính sách Zero-Covid từ Trung Quốc, do tình trạng thiếu nhân công sau cả một thời gian ảnh hưởng Covid”, bà Phương Mai cho biết.

Làm nghề môi giới lâu năm, anh Tâm cho biết sức hấp dẫn của mặt bằng trung tâm đến từ tiềm năng quảng bá, bởi khu vực này tập trung một lượng lớn người qua lại.

“Phần lớn các khách thuê mặt bằng trung tâm đều vừa kinh doanh vừa quảng bá, lợi nhuận gần như đến từ cơ sở thứ 2, thứ 3 sau khi mặt bằng trung tâm thu hút được sự chú ý của khách hàng”, anh Tâm cho biết.

Dưới góc độ chuyên môn, bà Phương Mai cho biết nhóm khách hàng chủ chốt của các mặt bằng bán lẻ trung tâm là khách du lịch. Hiện nay, khách du lịch chưa quay lại nhiều, chưa có nhiều hoạt động mua sắm du lịch như trước đây nên nhu cầu thuê trong trung tâm giảm.

Đánh giá về xu hướng của thị trường bán lẻ trong thời gian tới, bà Phương Mai cho biết các nhà bán lẻ tiếp tục quan sát thi trường, tập trung tìm kiếm những măt bằng thực sự mang lại hiệu quả kinh tế thay vì mở rộng dàn trải. Nhà bán lẻ hướng đến các yếu tố phát triển bền vững và bảo vệ môi trường hơn.

Tuy nhiên, theo bà Phương Mai, vẫn còn tín hiệu tốt cho khả năng phục hồi của dòng nhà phố cho thuê khi thương hiệu cao cấp và xa xỉ nhắm vào thị trường Việt Nam trong vòng 2 năm tới.



[ad_2]

Source link

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments