[ad_1]
Trả lời thẩm vấn, các bị hại trình bày số tiền thiệt hại và các yêu cầu bồi thường. Một số người đề nghị được nhận lại số tiền đã đầu tư, một số người muốn phía công ty bồi thường theo lãi suất đã cam kết, một số người yêu cầu nhận lại đất, không chấp nhận phương án nhận tiền.
Các bị hại nộp hồ sơ/hợp đồng làm việc với Công ty Địa ốc Alibaba (hình: Người lao động)
Phiên xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” của bị cáo Nguyễn Thái Luyện (CEO Công ty Địa ốc Alibaba) và 22 đồng phạm, tiến đến phần thẩm vấn bị hại.
Theo kế hoạch, HĐXX tiến hành xét hỏi 1.418 bị hại ở 8 dự án là Alibaba Phước Bình Central Park; Alibaba Phước Bình Central Park 2; Alibaba Phước Thái Capital; Alibaba Long Phước Industry; Alibaba Phú Mỹ Central City; Alibaba Phú Mỹ Central City 2; Ali Venice City và Alibaba Phú Mỹ Center City.
Bán nhà để trả nợ “đầu tư”
Ghi nhận của Vietnamnet, chỉ có khoảng 300 bị hại có mặt tại tòa. Các bị hại đến từ nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi…và có cả người nước ngoài.
Chị H. (ngụ quận 5.TP.HCM), cho biết đã huy động hơn 5,9 tỉ đồng để đi mua 30 lô đất của Alibaba với hy vọng kiếm lời. Tuy nhiên, chị vừa trả tiền được 1 tháng thì Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm bị bắt.
Theo đó, để có được số tiền này, chị H. đã phải vay mượn từ rất nhiều nguồn như ngân hàng, công ty tín dụng, vay lãi ngày. Khi công ty rơi vào vòng lao lý, không thể thu hồi được tiền cũng không thể bán đất, nên chị H. buộc phải bán nhà để trả nợ. Hàng tháng, làm được đồng nào chị H. dồn trả nợ cũng không đủ, lại tiếp tục đi vay. Vì nợ nần, vợ chồng chị ly tán, chị phải đưa con về nương tựa nhà mẹ đẻ.
Một hợp đồng giao dịch của bị hại với công ty của Nguyễn Thái Luyện (hình: Zingnews)
Theo Zingnews, Bà D. (quận 3, TP.HCM) bỏ ra hơn 4 tỷ đồng để đầu tư hơn 20 miếng đất nền qua giới thiệu của Alibaba. “Tôi thấy Alibaba quảng cáo rầm rộ hàng loạt dự án ở Vũng Tàu, nên nghĩ là công ty lớn, đáng tin nên về tìm hiểu thêm và đầu tư. Lúc đầu chỉ 1-2 miếng đất, nhưng nhân viên Alibaba thuyết phục tôi mua thêm nhiều dự án khác đầu tư ngắn hạn”, bà D. nói.
Một bị hại khác tên Q.A. (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết đã dành số tiền tích góp hơn 10 năm làm công nhân để đầu tư vào một dự án của Alibaba. Giờ mất hết tiền của, ông phải vay mượn tiền để chữa trị bệnh tật.
“Họ hứa hẹn sau 12 tháng sẽ có sổ hồng, nhưng quá hạn mà không thấy thông báo gì, đến khi nghe tin Luyện bị bắt, tôi mới biết mình bị lừa”, ông A. cho biết.
Người muốn nhận tiền, người muốn nhận đất
Trình bày với tòa về phương án bồi thường, nhiều bị hại mong muốn nhận lại được số tiền đã đầu tư để trang trải khoản nợ, một số người muốn nhận đất như đã cám kết dù là đất nông nghiệp, có hại muốn công ty trả tiền gốc và lãi suất như trong hợp đồng.
Ghi nhận của báo Người Lao động, ông T. (ngụ Đồng Nai) đã đầu tư vào 3 dự án “ma” của Nguyễn Thái Luyện với tổng số tiền nộp cho Công ty Alibaba là hơn 489 triệu. Người này có mong muốn nhận lại đất, dù là đất nông nghiệp. Bị hại Th. đã đầu tư hơn 3,9 tỉ đồng cho 10 lô đất của các dự án có yêu cầu 1 phần lấy đất, 1 phần lấy tiền.
Bị hại P.H đầu tư 2 dự án với tổng số tiền hơn 480 triệu đồng. Bị hại có mong muốn lấy lại đất nếu không được thì lấy lại tiền. Bà H. cho biết trước khi ký hợp đồng mua đất đã được nhân viên dẫn đi xem dự án. Khi đến khu đất thì thấy xung quanh toàn là rừng, không có phân lô như quảng cáo nhưng nhân viên nói đang tiến hành làm dự án nên bà tin tưởng.
Hình: Người lao động
Bị hại T.N. đầu tư 2 dự án với tổng số tiền hơn 580 triệu đồng có yêu cầu lấy lại tiền vốn và tiền lãi 3 năm qua vì thời điểm ký hợp đồng với Công ty Alibaba có yêu cầu nếu công ty không làm được sổ đỏ sẽ trả lãi cho khách hàng 30%.
Vợ chồng bà L.D.C (quận 3, TP.HCM) đã bỏ tiền đầu tư mua đất tại Công ty Alibaba từ năm 2018 để “lướt sóng” 1 vài dự án để lấy lãi suất 20 – 30% như công ty đã giới thiệu trong các hợp đồng.
Tuy nhiên, thời gian sau này, khi nhận được 1 ít tiền lãi, vợ chồng ông lại được nhân viên giới thiệu, chào mời dự án mới. Tin tưởng vào uy tín của công ty nên vợ chồng bà đã đầu tư thêm dự án. Tổng cộng, vợ chồng bà C. đầu tư hơn 20 dự án. Bà C. mong lấy lại 1 tỉ đồng đã đầu tư.
Tại phiên tòa, chủ tịch Alibaba khẳng định “không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai cả”
[ad_2]
Source link