Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
Trang chủTIN TỨCXác định 12 nội dung trọng tâm sửa Luật Đất đai xin...

Xác định 12 nội dung trọng tâm sửa Luật Đất đai xin ý kiến nhân dân

Rate this post

Xác định 12 nội dung trọng tâm sửa Luật Đất đai xin ý kiến nhân dân

Nguyên tắc áp dụng pháp luật, quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… đều dược dự kiến xin ý kiến nhân dân.





.
Việc xin ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiến hành từ đầu năm 2023 – Ảnh minh hoạ.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật, quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… đều là những vấn đề trọng tâm trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) xin ý kiến nhân dân.

Phục vụ việc xem xét, quyết định việc lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 13/12, Chính phủ đã xác định 12 nội dung trọng tâm xin ý kiến nhân dân của dự án luật được cho là rất quan trọng, phức tạp, nhạy cảm này.

12 nội dung gồm có: nguyên tắc áp dụng pháp luật, quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; phát triển quỹ đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật) đề nghị cân nhắc  xin ý kiến nhân dân các nội dung: Nguyên tắc áp dụng pháp luật;  Quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai; Điều tiết nguồn thu đất đai.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 4, lựa chọn những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, làm rõ các loại ý kiến, ưu điểm, hạn chế của từng loại ý kiến, tạo cơ sở để Nhân dân xem xét, góp ý.

Trong đó, theo cơ quan thẩm tra, cần quan tâm đến một số nội dung: Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó có trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại;  Nguyên tắc “đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” khi bồi thường về đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất; Quy trình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh; Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; Việc mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Việc mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; Nguyên tắc và phương pháp định giá đất; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung trọng tâm lấy ý kiến Nhân dân là chế độ sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng việc sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh có tính đặc thù, do đó, việc xem đây là nội dung trọng tâm để lấy ý kiến Nhân dân khó khả thi.

Về hình thức lấy ý kiến Nhân dân, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc hình thức điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật do việc đánh giá tác động chính sách là một nhiệm vụ trong xây dựng hồ sơ dự án Luật, không nên gộp chung trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân.

Đồng thời, các tài liệu kèm theo hồ sơ dự thảo Nghị quyết cũng chưa xác định rõ phạm vi, hình thức, nguồn lực, nội dung điều tra xã hội học cũng như việc phản ánh kết quả điều tra xã hội học trong Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật. Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng khả năng tiếp cận dự thảo Luật và tính hiệu quả của việc lấy ý kiến Nhân dân.

Liên quan đến vấn đề đầu tiên được Chính phủ xác định, nhưng Uỷ ban Kinh tế cho rằng, nên cân nhắc là nguyên tắc áp dụng pháp luật, theo điều 4 dự thảo luật thì trừ 3 trường hợp được ngoại trừ, còn lại “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đất đai và Luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai”.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng điều này chưa phù hợp với Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo mới nhất đã bổ sung quy định “Trường hợp Luật khác ban hành sau ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, sử dụng đất khác với quy định tại Luật Đất đai thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, nội dung thực hiện theo quy định của Luật khác đó. Trường hợp Luật khác không xác định cụ thể thì áp dụng quy định của Luật Đất đai.”

Thực tế, một số Luật đã có quy định tương tự như Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, …cơ quan soạn thảo cho biết.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân từ đầu năm 2023, thời gian cụ thể sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. 

Source link

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments